Nữ giới có nghề nghiệp đòi hỏi phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, thợ may, giáo viên… ít hoạt động thể lực, thậm chí không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên thiếu vitamin D nghiêm trọng.
Phụ nữ khi bị loãng xương thường có những triệu chứng như nhức mỏi lưng, hay bị chuột rút, đau nhức các đầu xương, tê tay chân, đau tăng về đêm và khi thời tiết thay đổi… Chính các thói quen sinh hoạt xấu này dẫn đến việc hấp thu canxi giảm và khiến xương thiếu chắc khỏe, cứng cáp.
Bên cạnh đó, phụ nữ phải đối mặt với vấn đề mãn kinh. Sau mãn kinh, phụ nữ bị suy giảm đột ngột nồng độ hormone sinh dục (estrogen là hormone sinh dục nữ có vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương và duy trì khối lượng xương).
Vì vậy sau mãn kinh, hiện tượng mất xương, khối lượng xương giảm nhanh chóng là nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ. Ở nam giới, việc suy giảm hormone sinh dục xảy ra từ từ nên việc mất xương xảy ra chậm hơn nữ giới.
Theo thống kê thì cứ 3 phụ nữ sau tuổi 50 thì có 1 người bị loãng xương, ở nam giới tỷ lệ này là 1/10. Phụ nữ sau sinh cũng phải đối mặt với tình trạng loãng xương và tình trạng này được cải thiện đáng kể sau 6-12 tháng ngừng cho con bú.
Phụ nữ loãng xương nên làm gì? |
Phụ nữ bị loãng xương nên làm gì?
Khi bị loãng xương, người bệnh nên đến bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám, đo mật độ xương và điều trị kịp thời. Tùy tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp.
Loãng xương là bệnh khó khôi phục hoàn toàn, điều trị loãng xương vô cùng tốn kém do người bệnh phải dùng các trị liệu và thời gian điều trị dài. Thuốc điều trị loãng xương bao gồm thuốc giảm đau, thuốc bổ sung vitamin D hoặc dùng các loại thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.
Phụ nữ bị loãng xương nên có chế độ ăn uống và vận động hợp lý. Cần cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể. Đối với phụ nữ trong thời gian cho con bú cần hàm lượng canxi khoảng 1.500mg/ngày. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, rau cải, cá, tôm, hải sản,…
Nên kiêng các chất kích thích, gia vị cay nóng, đồ uống có cồn, cafein như rượu, bia và cà phê. Đồng thời bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như nấm tươi, trứng, lươn, trai, sò… Tắm nắng cũng là cách giúp cơ thể tổng hợp vitamin D tốt để tăng khả năng hấp thu canxi cho cơ thể, ngăn chặn tình trạng loãng xương.
►Xem thêm: Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét