Có thể nói hệ thống xương khớp chính là một trong những thứ tuyệt vời điển hình mà chúng ta được ban tặng. Chưa một cỗ máy nhân tạo nào có thể bắt chước hoàn hảo sự vận hành của hệ thống xương khớp con người. Thế nhưng, một khi đã bị viêm, xương khớp lại hành hạ ta bằng những cơn đau đớn. Các cơn đau ấy càng “trái nết” hơn khi khí hậu, thời tiết thay đổi.
Điều đáng nói là càng bị đau, bệnh nhân càng sợ cử động dẫn đến các khớp trở nên tê cứng, khiến cho mỗi ngày thêm nặng. Điều này tạo nên “cái vòng luẩn quẩn” mà nếu thiếu cảnh giác và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Bệnh nghiêm trọng không chỉ làm mất đi khả năng lao động mà còn khiến cho chất lượng cuộc sống tụt giảm.
Với đặc tính dai dẳng và dễ tái phát, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và bệnh gút – những bệnh lý thường gặp nhất về xương khớp – đang hành hạ hàng triệu con người, mà trong đó chiếm đa số là những bệnh nhân cao tuổi. Việc điều trị bệnh xương khớp hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề đáng quan ngại. Không chỉ bản thân các bệnh nhân mà ngay cả đến các chuyên gia, bác sĩ cũng phải thừa nhận thực trạng này.
Khắc phục đau nhức xương khớp khi trời ẩm |
Phòng và trị bệnh thế nào?
Khi bị đau nhức khớp, người bệnh đi khám bệnh, tốt nhất là khám chuyên khoa khớp để xác định nguyên nhân (tổn thương thực thể, thoái hóa khớp hay chỉ là do viêm khớp phản ứng) và có chỉ định điều trị sớm.
-Trong mùa lạnh,cần giữ ấm cơ thể mình, trong đó đặc biệt lưu ý các khớp.
– Khi có dấu hiệu nhức khớp, tê, mỏi xảy ra (nhất là khi ngủ dậy) ở vị trí nào thì hãy làm nóng vùng xung quanh vị trí đó bằng cách thoa dầu. Mục đích là làm nóng vùng xung quanh đó để cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng để nuôi các khớp. Phòng khám trị đau lưng http://coxuongkhoppcc.com/phong-kham-tri-dau-lung.html
– Tốt nhất cần mặc đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay đi găng, chân đi tất.
– Về chế độ dinh dưỡng, cần có chế độ hợp lý để duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh béo phì, thừa cân và đầy đủ các vi chất cần thiết.
Hàng ngày, nên vận động nhẹ nhàng các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khớp. Cần bổ sung canxi và vitamin D theo đơn của bác sĩ khám bệnh.
►Xem thêm: Đĩa đệm dần bị khô do mất nước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét