Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Cần làm gì khi trật khớp chân ?

Đầu tiên khi bị trật khớp chân là bạn không nên di chuyển, cử động, tránh lực tác động lên các khớp đang bị sai. Nhiều người khi bị trật khớp chân ra sức lắc, xoay khớp, nắn bóp hoặc cố cử động nhẹ nhàng nhằm đưa khớp trở lại ví trí ban đầu. 

Tuy nhiên, điều này có thể gây tổn thương khớp, cơ, dây chằng, dây thần kinh, các mạch máu ở xung quanh vùng khớp đang bị tổn thương.

Cố định khớp

Nếu chỉ ngồi im, hạn chế di chuyển, cử động vẫn chưa ổn, bạn cần cố định khớp ở tư thế mà khớp đang ở vị trí đó. Tùy từng vị trí trật khớp để tìm ra vùng cố định nâng đỡ cho phần khớp bị tổn thương.

Chẳng hạn, bạn bị trật khớp khuỷu tay, hãy dùng miếng vải hoặc áo buộc cố định cánh tay vào thân người để cố định phần khớp khuỷu tay đang bị đau.

Chườm lạnh

Cần làm gì khi trật khớp chân ?
Cần làm gì khi trật khớp chân ?


Nhiều người khi bị đau khớp thường chườm nóng, đắp muối, dùng rượu thuốc, mật gấu để xoa bóp nhằm giảm đau. Tuy nhiên đây là cách làm sai. Nếu bạn có những triệu chứng của trật khớp, thì bạn chỉ nên chườm lạnh lên vùng khớp đang bị sai để tránh và giảm sưng phù. 

Bạn có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da vùng khớp đang bị sưng, đau hoặc cho đá vào miếng vải để chườm.

Đến bệnh viện

Thông thường, trật khớp được coi là bệnh không nguy hiểm, nếu không gây cảm giác đau và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thì rất ít người đến bệnh viện để khám chữa hay điều trị với chứng bệnh này. 

Nhưng nếu bạn bị trật khớp và cảm thấy không quá đau sau khi đã cố định khớp và chườm lạnh thì bạn cũng nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra và điều trị.

►Xem thêm: Sai khớp

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Cách điều trị sai khớp như thế nào ?

Nếu sai khớp vai thì tư thế cánh tay sẽ biến dạng và không thể khép sát vào thân được. Nếu sai khớp háng, tư thế chi sẽ trở nên ngắn, gối xoay vào trong, bàn chân bên có khớp sai gác sang cổ chân bên lành.

Đau do tổn thương rách bao khớp.

– Giảm hoặc mất hoàn toàn cơ năng vận động khớp.

– Hõm khớp bị rỗng, đây là dấu hiệu đặc biệt của sai khớp tuy nhiên không phải khớp nào cũng có triệu chứng này mà chỉ thường gặp ở khớp vai, khớp hàm hay một phần khớp khuỷu. Nếu bệnh nhân đến điều trị không kịp thời thì khó có thể nhận thấy do chỗ đau bị sưng phù nhiều.

– Dấu hiệu gồ bất thường do chỏm xương trật ra khỏi hõm khớp.

– Cử động đàn hồi hay còn gọi là dấu hiệu lò xo, chỉ có trong sai khớp do đầu xương trật ra chỗ khác và bị bó chặt trong khối cơ gân và dây chằng. Dù cố ý kéo hay đẩy để đưa khớp về vị trí bình thường nhưng khớp vẫn bật trở lại tư thế sai

– Ngoài các dấu hiệu điển hình trên, sai khớp còn có những dấu hiệu biến dạng sau:Gù vai (vai vuông góc ) thường thấy ở sai khớp vai; dấu hiệu nhát rìu thường thấy trong trường hợp sai khớp khuỷu ra sau (do mỏm khuỷu trồi ra sau cùng với tư thế của cánh tay tạo ra một chỗ hõm vào trong như gốc cây bị rìu chặt dở dang); dấu hiệu phím đàn dương cầm thấy trong sai khớp cùng vai – đòn.

Cách điều trị sai khớp như thế nào ?
Cách điều trị sai khớp như thế nào ?


Sơ cứu khi bị sai khớp

Không di chuyển để tránh lực tác động lên vết thương, không nắn hay cố cử động khớp bị trật, điều này có thể dẫn đến tổn thương khớp, cơ, dây chằng, mạch máu và thần kinh. Bệnh nhân nên ngồi im tại chỗ để mọi người sơ cứu giúp bạn. Đau cột sống cổ http://coxuongkhoppcc.com/dau-cot-song-co.html

Cố định khớp: Dùng vải hoặc áo (trường hợp khẩn cấp mà không có vải) băng cố định khớp nhằm tránh làm vết thương bị động trong quá trình đưa vào bệnh viện.

Chườm lạnh lên vùng khớp bị thương để giảm sưng, có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da hay cho đá vào miếng vải để chườm. Bạn không nên chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu hay mật gấu, vì chúng có thể làm tình trạng xấu đi.

Sau đó, đưa tới bác sĩ để kịp thời xử lý chấn thương. Không được chủ quan cố gắng chịu đựng để vết thương tự lành. Vì nếu bị nặng mà không được điều trị sớm, chấn thương có thể để lại di chứng.

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Phụ nữ loãng xương nên làm gì?

Nữ giới có nghề nghiệp đòi hỏi phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, thợ may, giáo viên… ít hoạt động thể lực, thậm chí không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên thiếu vitamin D nghiêm trọng.

Phụ nữ khi bị loãng xương thường có những triệu chứng như nhức mỏi lưng, hay bị chuột rút, đau nhức các đầu xương, tê tay chân, đau tăng về đêm và khi thời tiết thay đổi… Chính các thói quen sinh hoạt xấu này dẫn đến việc hấp thu canxi giảm và khiến xương thiếu chắc khỏe, cứng cáp.

Bên cạnh đó, phụ nữ phải đối mặt với vấn đề mãn kinh. Sau mãn kinh, phụ nữ bị suy giảm đột ngột nồng độ hormone sinh dục (estrogen là hormone sinh dục nữ có vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương và duy trì khối lượng xương). 

Vì vậy sau mãn kinh, hiện tượng mất xương, khối lượng xương giảm nhanh chóng là nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ. Ở nam giới, việc suy giảm hormone sinh dục xảy ra từ từ nên việc mất xương xảy ra chậm hơn nữ giới.

Theo thống kê thì cứ 3 phụ nữ sau tuổi 50 thì có 1 người bị loãng xương, ở nam giới tỷ lệ này là 1/10. Phụ nữ sau sinh cũng phải đối mặt với tình trạng loãng xương và tình trạng này được cải thiện đáng kể sau 6-12 tháng ngừng cho con bú.

Phụ nữ loãng xương nên làm gì?
Phụ nữ loãng xương nên làm gì?


Phụ nữ bị loãng xương nên làm gì?

Khi bị loãng xương, người bệnh nên đến bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám, đo mật độ xương và điều trị kịp thời. Tùy tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp.

Loãng xương là bệnh khó khôi phục hoàn toàn, điều trị loãng xương vô cùng tốn kém do người bệnh phải dùng các trị liệu và thời gian điều trị dài. Thuốc điều trị loãng xương bao gồm thuốc giảm đau, thuốc bổ sung vitamin D hoặc dùng các loại thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.

Phụ nữ bị loãng xương nên có chế độ ăn uống và vận động hợp lý. Cần cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể. Đối với phụ nữ trong thời gian cho con bú cần hàm lượng canxi khoảng 1.500mg/ngày. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, rau cải, cá, tôm, hải sản,…

Nên kiêng các chất kích thích, gia vị cay nóng, đồ uống có cồn, cafein như rượu, bia và cà phê. Đồng thời bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như nấm tươi, trứng, lươn, trai, sò… Tắm nắng cũng là cách giúp cơ thể tổng hợp vitamin D tốt để tăng khả năng hấp thu canxi cho cơ thể, ngăn chặn tình trạng loãng xương.

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Tập xà đơn để chữa thoát vị đĩa đệm

Tập xà đơn giúp kéo giãn toàn bộ cột sống, giúp cơ thể được dẻo dai, khỏe mạnh. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn là treo người trên xà đơn theo phương thẳng đứng. Trong khi treo có thể ưỡn gập, ưỡn và xoay nhẹ hai chân để làm tăng sự bền vững của dây chằng (khi có các tác động mạnh, dây chằng không bị đứt).

Tác dụng cơ học:
– Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống, sự kích thích rễ thần kinh làm đau cơ khiến cơ co cứng tác động trở lại, từ đó làm triệu chứng đau trầm trọng hơn. Lực khi tập xà đơn có tác dụng giãn cơ, giảm co cứng cơ, giảm đau đớn cho người bệnh.

– Tập xà đơn làm giảm áp lực nội đĩa đệm. Lực kéo giãn cột sống làm các khoang đốt được giãn ra, giảm lực nội đĩa đệm giúp nhân nhầy và đĩa đệm căng phồng trở lại, tăng dinh dưỡng cho đĩa đệm. Nếu khối thoát vị chưa bị xơ hóa, tập xà đơn còn có thể giúp thu nhỏ diện tích đĩa đệm bị lồi hoặc thoái vị.

Tập xà đơn làm giảm áp lực nội đĩa đệm. Lực kéo giãn cột sống làm các khoang đốt được giãn ra, giảm lực nội đĩa đệm giúp nhân nhầy và đĩa đệm căng phồng trở lại, tăng dinh dưỡng cho đĩa đệm.

– Treo người theo phương thẳng đứng trong khi tập xà đơn giúp điều chỉnh sai lệch của khớp đốt sống và cột sống. Thoát vị đĩa đệm (https://vi.wikipedia.org/wiki/Thoát_vị_đĩa_đệm) làm lệch diện khớp đốt sống vì vậy khi tập xà đơn, kéo giãn cột sống làm tăng tính linh hoạt của khớp đốt sống, giảm cơ cứng khớp đốt sống, khiến người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Tập xà đơn để chữa thoát vị đĩa đệm
Tập xà đơn để chữa thoát vị đĩa đệm


– Tập xà đơn làm tăng kích thước lỗ tiếp hợp nên giải phóng được sự chèn ép lên các rễ và dây thần kinh sống từ đó giảm kích thích rễ và giảm đau.

Tác dụng điều trị:

– Người bệnh giảm đau do tập xà đơn làm giãn cơ, giảm áp lực nội đĩa đệm làm tăng cường nuôi dưỡng đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, tăng nuôi dưỡng cục bộ.

– Tập xà đơn là một phương pháp hiệu quả làm tăng tầm vận động của đoạn cột sống bị thoát vị, khôi phục lại hình dáng bình thường của cột sống.

– Ngoài ra tập xà đơn tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm mới bị thoát vị trở về vị trĩ cũ.

Nhược điểm của phương pháp tập xà đơn là có thể ngã, va đập (do bất cẩn hoặc ở người có hội chứng tiền đình) hoặc đau một nhóm cơ nào đó (do không khởi động kỹ trước khi treo xà)… gây nguy hiểm cho người bệnh. Để khắc phục nhược điểm trên, người bệnh nên làm xà đơn thấp. Mặt khác người bệnh nên khởi động kỹ toàn thân nhất là hai tay và hai khớp vai trước khi treo xà để không bị đau cơ.

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Lý do đau xương mu sau sinh mổ thường

Việc sinh con khiến cơ thể thiếu hụt 1 lượng vitamin B12, làm cản trở hoạt động của dây thần kinh ngoại vi, làm đau và tê xương khớp.

Nguyên nhân

Bổ sung thiếu vitamin D và canxi cũng là nguyên nhân gây đau xương mu sau sinh mổ.

Không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau sinh mổ, làm các công việc nặng nhọc khiến xương khớp dễ đau và dễ gặp chấn thương.

Có thể đau xương mu sau sinh mổ còn là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh viêm khớp. Bệnh viêm khớp ban đầu chỉ là các cơn đau âm ỉ, nếu không chữa trị bệnh sẽ nhanh biến chứng nghiêm trọng, khiến khớp xương thoái hóa, tổn thương.

Lý do đau xương mu sau sinh mổ thường
Lý do đau xương mu sau sinh mổ thường


Cần làm gì khi thấy có biểu hiện đau xương mu sau sinh:

Tốt nhất bạn hãy đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra tình trạng bệnh. Cơn đau đã kéo dài hơn 3 tháng, không nên coi thường sẽ gây ra các hậu quả đáng tiếc. 

Việc kiểm tra sẽ giúp bác sĩ chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bạn, sau đó kê đơn thuốc uống bổ sung chất hỗ trợ khớp hoạt động hiệu quả. Nên cố gắng điều trị theo chỉ định của bác sĩ cho mau khỏi bệnh. Cơ xương khớp PCC http://coxuongkhoppcc.com/

Ngoài ra, để phục hồi xương khớp tốt hơn thì sau khi sinh mổ, nên bổ sung thêm vitamin B12, D, canxi

Ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá biển, uống sữa và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm các công việc nặng nhọc và các công việc có áp lực tâm lý.

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Dầu tự chế trị đau nhức xương khớp

Loại dầu được điều chế từ dầu oliu với ớt đỏ. Mình học lỏm cách làm dầu trị đau xương khớp này từ cô giáo dạy cấp 1, nhờ nó ông mình đỡ bị đau nhức ở xương nhiều lắm, đi lại cũng dễ dàng, thuận tiện hơn. Tuy không thể chữa những chứng bệnh như xương khớp hay bị thoái hóa này nọ nhưng mỗi lần bị đau vôi vào có công hiệu trị đau rất nhanh.

Nguyên liệu:

– 2 bát con dầu oliu

– Ớt đỏ nóng còn tươi: 10 quả

Các bước thực hiện:

Đầu tiên mang ớt đi rửa thật sạch, nếu ngại ớt có hóa chất hoặc ớt trà trộn kém chất lượng nên tự trông chúng ở nhà, vừa lấy chữa bệnh vừa có gia vị ăn. Nhặt bỏ phần cuống xanh của ớt, đợi ráo nước hẳn với đem đi xay nát, tiếp đó cho phần ớt nhuyễn vào lọ chứa bằng thủy tinh. Lúc đỏ ớt ra nên đeo khẩu trang với kính vì mùi với hơi ớt xông lên rất mạnh đấy.

Dầu tự chế trị đau nhức xương khớp
Dầu tự chế trị đau nhức xương khớp

Tiếp theo cho hết phần dầu oliu vào, đậy kín nắp. quấn bên ngoài bình đừng vài lớp giấy hoặc vải tối màu đặt những nơi khuất nắng, tốt nhất cho vào chum vại, lúc nào cũng tối thui.

Dầu được hình thành sau một tuần ngâm ớt với dầu oliu. Lúc này lấy hũ ra đổ dầu qua rây lọc bỏ phần cặn. Dầu hơi sệt thu được dùng để trị đau nhức xương khớp rất tốt.

Mỗi lần thấy đau hãy lấy một lượng rất nhỏ dầu xoa bóp, với lượng nhỏ dầu có thể yên tâm là da sẽ không bị bỏng rát. Ông mình vẫn thường dùng và nói rằng bôi vào có công hiệu nhanh lắm, đi đâu cũng mang theo một chai nhỏ.

Hỗn hợp dầu từ ớt với dầu oliu sẽ làm thúc đây tuần hoàn máu ở vùng da bôi vào, làm giãn da nên giảm được đau đớn. 

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Thoái hóa khớp gối không nên đi cầu thang

Cầu thang dần dần trở thành lối kiến trúc nhà ở ngày càng xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn cũng như nông thôn. Nhưng điều này lại là một trở ngại rất lớn đối với những bệnh nhân thoái hóa khớp gối.


Khớp gối là một khớp lớn, chịu lực gần như toàn bộ cơ thể, là khớp vận động nhiều, nằm ở nông nên rất dễ bị chấn thương và bệnh thoái hóa khớp.

Người bị bệnh thoái hóa khớp gối thường có cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu đau nhẹ nhàng, đau chủ yếu về đêm.

Đôi khi cảm giác cứng khớp gối, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, sau một lúc đi lại nghỉ ngơi thấy đỡ đau hơn, thấy dễ chịu hơn.

Đau quanh khớp gối, đôi khi chỉ một vài điểm, đau tăng hơn khi đi lên cầu thang hoặc khi ngồi xổm xuống.

Có khi khớp gối bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong mà nhiều người gọi là tràn dịch khớp.

Những trường hợp nặng khớp gối bị biến dạng vẹo vào trong.

Thoái hóa khớp gối không nên đi cầu thang
Thoái hóa khớp gối không nên đi cầu thang

Vậy tại sao người bị bệnh thoái hóa khớp gối không nên leo cầu thang?

Khớp gối khi bị tổn thương, lớp sụn khớp bị phá hủy trở nên nham nhở mất tính trơn láng nên khi cử động các sụn khớp này trượt trên nhau với hệ số ma sát lớn và gây đau nhức. Thay đổi xương: Sụn bị hủy hoại, xương không được che chở đã tổn thương vì các đòi hỏi về cơ học, xương dưới sụn phản ứng bằng cách tăng sinh xương, tái tạo bất thường để bù trừ mất sụn, mở rộng điểm tựa, thành lập gai xương (osteophytose), xương đặc lại, tăng độ cứng, phản ứng viêm của bao hoạt dịch là những nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng của bệnh nhân.

Khi bệnh nhân bước chân lên cầu thang thì toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn xuống khớp gối bên chân đó

Khi bệnh nhân bước chân lên cầu thang thì toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn xuống khớp gối bên chân đó. Trên nền bệnh nhân khớp gối đã bị tổn thương do thoái hóa thì việc tăng trọng lượng mà khớp gối phải chịu đựng sẽ càng làm tăng tình trạng tổn thương khớp gối hơn. Khi đó diện khớp đã thay đổi, các gai xương chồi xương hình thành, độ ma sát của sụn khớp lớn, khớp bị biến dạng. Việc này cứ lặp đi lặp lại tạo nên vòng xoắn bệnh lý và thậm chí khớp gối tổn thương không hồi phục.

Như vậy với người bị thoái hóa khớp gối thì việc giảm cân, thay đổi lối sống như tránh ngồi xổm, tránh ngồi xếp bằng, hạn chế leo cầu thang hay leo dốc, hạn chế khiêng vác nặng là chuyện cần làm suốt đời.

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Khắc phục đau nhức xương khớp khi trời ẩm

Có thể nói hệ thống xương khớp chính là một trong những thứ tuyệt vời điển hình mà chúng ta được ban tặng. Chưa một cỗ máy nhân tạo nào có thể bắt chước hoàn hảo sự vận hành của hệ thống xương khớp con người. Thế nhưng, một khi đã bị viêm, xương khớp lại hành hạ ta bằng những cơn đau đớn. Các cơn đau ấy càng “trái nết” hơn khi khí hậu, thời tiết thay đổi.

Điều đáng nói là càng bị đau, bệnh nhân càng sợ cử động dẫn đến các khớp trở nên tê cứng, khiến cho mỗi ngày thêm nặng. Điều này tạo nên “cái vòng luẩn quẩn” mà nếu thiếu cảnh giác và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Bệnh nghiêm trọng không chỉ làm mất đi khả năng lao động mà còn khiến cho chất lượng cuộc sống tụt giảm.

Với đặc tính dai dẳng và dễ tái phát, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và bệnh gút – những bệnh lý thường gặp nhất về xương khớp – đang hành hạ hàng triệu con người, mà trong đó chiếm đa số là những bệnh nhân cao tuổi. Việc điều trị bệnh xương khớp hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề đáng quan ngại. Không chỉ bản thân các bệnh nhân mà ngay cả đến các chuyên gia, bác sĩ cũng phải thừa nhận thực trạng này.

Khắc phục đau nhức xương khớp khi trời ẩm
Khắc phục đau nhức xương khớp khi trời ẩm


Phòng và trị bệnh thế nào?

Khi bị đau nhức khớp, người bệnh đi khám bệnh, tốt nhất là khám chuyên khoa khớp để xác định nguyên nhân (tổn thương thực thể, thoái hóa khớp hay chỉ là do viêm khớp phản ứng) và có chỉ định điều trị sớm.

-Trong mùa lạnh,cần giữ ấm cơ thể mình, trong đó đặc biệt lưu ý các khớp.

– Khi có dấu hiệu nhức khớp, tê, mỏi xảy ra (nhất là khi ngủ dậy) ở vị trí nào thì hãy làm nóng vùng xung quanh vị trí đó bằng cách thoa dầu. Mục đích là làm nóng vùng xung quanh đó để cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng để nuôi các khớp. Phòng khám trị đau lưng http://coxuongkhoppcc.com/phong-kham-tri-dau-lung.html

– Tốt nhất cần mặc đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay đi găng, chân đi tất.

– Về chế độ dinh dưỡng, cần có chế độ hợp lý để duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh béo phì, thừa cân và đầy đủ các vi chất cần thiết.

Hàng ngày, nên vận động nhẹ nhàng các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khớp. Cần bổ sung canxi và vitamin D theo đơn của bác sĩ khám bệnh.

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

Tác hại của việc đĩa đệm mất nước

Đĩa đệm dần bị khô do mất nước khiến chức năng của đĩa đệm dần bị suy giảm. Từ trạng thái mềm dẻo, đĩa đệm trở nên khô cứng, thoái hóa hóa và giảm khả năng chuyển động của cột sống. Vì vậy, đĩa đệm mất nước còn được gọi là thoái hóa đĩa đệm

Hiện tượng đĩa đệm mất nước thường gặp ở những người cao tuổi; người thường xuyên lao động quá sức, khuân vác vật nặng; người có thói quen sinh hoạt không tốt, thường xuyên hút thuốc lá; người bị thừa cân, béo phì hoặc chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất…. do đĩa đệm cột sống phải chịu đựng một áp lực lớn trong thời gian dài, đĩa đệm bị thiếu chất nuôi dưỡng do không được cung cấp đủ dinh dưỡng.

Đĩa đệm mất nước có nguy hiểm không ?

Có 6/10 tổng số bệnh nhân bị đĩa đệm mất nước sống hòa bình với căn bệnh này mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nặng có thể gây đau nhức nhối ở vùng thắt lưng khi đứng ngồi quá lâu, đĩa đệm bị sưng viêm và các cơ bắp xung quanh cũng bị sưng tấy do chịu ảnh hưởng.

Tác hại của việc đĩa đệm mất nước
Tác hại của việc đĩa đệm mất nước 


Khi bệnh diến tiến nặng, đĩa đệm bị mất nước nên khô xơ và cứng, giảm linh hoạt và dẻo dai có thể kém theo tình trạng ma sát đĩa đệm và gây ra các cơn đau lưng mạn tính khiến người bệnh không thể hoạt động lưng và thắt lưng.

Khi gặp các chấn thương từ bên ngoài có thể dẫn đến rách bao xơ ngoài đĩa đệm và phá hủy các nhân nhầy bên trong đĩa đệm. Lúc này, bệnh nhân có thể bị đau lan xuống tận vùng hông, đùi, mông, chân do nhân nhầy thoát vị gây chèn ép các dây thần kinh cảm giác. Người bệnh có khả năng bị đau cột sống, đau rễ thần kinh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng đĩa đệm mất nước sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, teo chi làm mất hoàn toàn chức năng vận động. Vì vậy, cần phát hiện sớm đĩa đệm mất nước để có biện pháp điều trị nhanh chóng và kịp thời, hạn chế những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và vận động.

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Thoát vị đĩa đệm nên và không nên ăn gì ?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đãi đệm bị lệch ra khỏi vị trí bên trong của đốt sống. Xảy ra sau những tác nhân gây sang chấn hoặc phía trên nền đĩa đệm vừa bị thoái hóa hoặc rách nứt, thường biểu hiện lâm sàng thông qua chứng đau về thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm có thể ở bất kỳ vị trí nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là phần thấp của thắt lưng.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay có rất nhiều, nhưng cần phải biết phối hợp với một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý thì bệnh tình mới mau tiến triển và lành hẳn.
Nên và không nên ăn gì khi bị thoát vị đĩa đệm


Ngoài việc kiêng cử trong ăn uống, thì cũng cần chú ý hạn chế các hoạt động gây ảnh hưởng đến bệnh thoái vị đĩa đệm.

-Hạn chế rượu, bia, thuốc lá. Thành phần độc hại trong thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến phần xương của những người bị thoát vị đĩa đệm, đau lưng, là còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của phổi và gan.

-Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ. Thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng các phản ứng xúc tác gây viêm tấy khiến triệu chứng đau của thoát vị đĩa đệm trầm trọng hơn. Ngoài ra, thức ăn nhiều dầu mỡ còn làm tăng lượng chất béo trong cơ thể gây ra béo phì, tăng cân, không tốt cho người bệnh.

-Tránh thực phẩm có chứa hàm lượng fructozo và purin cao, có trong thịt gia súc, thịt lợn muối, gan, cá trích…

Thoát vị đĩa đệm nên và không nên ăn gì ?
Thoát vị đĩa đệm nên và không nên ăn gì ?


2. Ăn gì khi bị thoát vị đĩa đệm?

-Bổ sung thực phẩm giàu can-xi . Can-xi đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của xương khớp, giúp duy trì hoạt động của cơ bắp và phát tín hiệu đến các tế bào thần kinh. Bổ sung thực phẩm giàu can-xi vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị và giúp xương khớp khỏe mạnh.

Thực phẩm giàu can-xi thường có trong các loại rau có màu xanh đậm, các loại sữa đậu nành và tôm cá các loại…

-Tăng cường vitamin D, C, A.

Vitamin D có tác dụng hấp thụ và chuyển hóa lượng can-xi trong cơ thể, tăng sức mạnh cơ bắp và bảo vệ khung xương. lòng đỏ trứng, sữa, gan, ngũ cốc.. là những thực phẩm giàu vitamin D.

Vitamin C có nhiều trong chanh, bưởi, kiwi, đậu hà lan…là hoạt chất giảm đau, chống viêm hiệu quả cho những cơn đau mà thoát vị đĩa đệm gây ra.

-Vitamin E có nhiều trong trái cây, rau xanh và các thực phẩm chức năng bổ sung khác sẽ giúp giảm đau và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

-Thực phẩm giàu omega 3 có trong các loại cá, đậu nành, hạnh nhân… có công dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả.

-Uống nhiều nước. Lượng nước cần thiết để giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể là từ 2-3 lít mỗi ngày.

Tác hại từ thoát vị đĩa đệm gây ra cho mỗi người là rất lớn, không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày mà còn làm giảm sút nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, để bệnh không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì ngoài việc điều trị bằng thuốc, các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại gia thông qua chế độ ăn uống cũng góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh nhanh hơn.