Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Cần làm gì khi trật khớp chân ?

Đầu tiên khi bị trật khớp chân là bạn không nên di chuyển, cử động, tránh lực tác động lên các khớp đang bị sai. Nhiều người khi bị trật khớp chân ra sức lắc, xoay khớp, nắn bóp hoặc cố cử động nhẹ nhàng nhằm đưa khớp trở lại ví trí ban đầu. 

Tuy nhiên, điều này có thể gây tổn thương khớp, cơ, dây chằng, dây thần kinh, các mạch máu ở xung quanh vùng khớp đang bị tổn thương.

Cố định khớp

Nếu chỉ ngồi im, hạn chế di chuyển, cử động vẫn chưa ổn, bạn cần cố định khớp ở tư thế mà khớp đang ở vị trí đó. Tùy từng vị trí trật khớp để tìm ra vùng cố định nâng đỡ cho phần khớp bị tổn thương.

Chẳng hạn, bạn bị trật khớp khuỷu tay, hãy dùng miếng vải hoặc áo buộc cố định cánh tay vào thân người để cố định phần khớp khuỷu tay đang bị đau.

Chườm lạnh

Cần làm gì khi trật khớp chân ?
Cần làm gì khi trật khớp chân ?


Nhiều người khi bị đau khớp thường chườm nóng, đắp muối, dùng rượu thuốc, mật gấu để xoa bóp nhằm giảm đau. Tuy nhiên đây là cách làm sai. Nếu bạn có những triệu chứng của trật khớp, thì bạn chỉ nên chườm lạnh lên vùng khớp đang bị sai để tránh và giảm sưng phù. 

Bạn có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da vùng khớp đang bị sưng, đau hoặc cho đá vào miếng vải để chườm.

Đến bệnh viện

Thông thường, trật khớp được coi là bệnh không nguy hiểm, nếu không gây cảm giác đau và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thì rất ít người đến bệnh viện để khám chữa hay điều trị với chứng bệnh này. 

Nhưng nếu bạn bị trật khớp và cảm thấy không quá đau sau khi đã cố định khớp và chườm lạnh thì bạn cũng nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra và điều trị.

►Xem thêm: Sai khớp

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Cách điều trị sai khớp như thế nào ?

Nếu sai khớp vai thì tư thế cánh tay sẽ biến dạng và không thể khép sát vào thân được. Nếu sai khớp háng, tư thế chi sẽ trở nên ngắn, gối xoay vào trong, bàn chân bên có khớp sai gác sang cổ chân bên lành.

Đau do tổn thương rách bao khớp.

– Giảm hoặc mất hoàn toàn cơ năng vận động khớp.

– Hõm khớp bị rỗng, đây là dấu hiệu đặc biệt của sai khớp tuy nhiên không phải khớp nào cũng có triệu chứng này mà chỉ thường gặp ở khớp vai, khớp hàm hay một phần khớp khuỷu. Nếu bệnh nhân đến điều trị không kịp thời thì khó có thể nhận thấy do chỗ đau bị sưng phù nhiều.

– Dấu hiệu gồ bất thường do chỏm xương trật ra khỏi hõm khớp.

– Cử động đàn hồi hay còn gọi là dấu hiệu lò xo, chỉ có trong sai khớp do đầu xương trật ra chỗ khác và bị bó chặt trong khối cơ gân và dây chằng. Dù cố ý kéo hay đẩy để đưa khớp về vị trí bình thường nhưng khớp vẫn bật trở lại tư thế sai

– Ngoài các dấu hiệu điển hình trên, sai khớp còn có những dấu hiệu biến dạng sau:Gù vai (vai vuông góc ) thường thấy ở sai khớp vai; dấu hiệu nhát rìu thường thấy trong trường hợp sai khớp khuỷu ra sau (do mỏm khuỷu trồi ra sau cùng với tư thế của cánh tay tạo ra một chỗ hõm vào trong như gốc cây bị rìu chặt dở dang); dấu hiệu phím đàn dương cầm thấy trong sai khớp cùng vai – đòn.

Cách điều trị sai khớp như thế nào ?
Cách điều trị sai khớp như thế nào ?


Sơ cứu khi bị sai khớp

Không di chuyển để tránh lực tác động lên vết thương, không nắn hay cố cử động khớp bị trật, điều này có thể dẫn đến tổn thương khớp, cơ, dây chằng, mạch máu và thần kinh. Bệnh nhân nên ngồi im tại chỗ để mọi người sơ cứu giúp bạn. Đau cột sống cổ http://coxuongkhoppcc.com/dau-cot-song-co.html

Cố định khớp: Dùng vải hoặc áo (trường hợp khẩn cấp mà không có vải) băng cố định khớp nhằm tránh làm vết thương bị động trong quá trình đưa vào bệnh viện.

Chườm lạnh lên vùng khớp bị thương để giảm sưng, có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da hay cho đá vào miếng vải để chườm. Bạn không nên chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu hay mật gấu, vì chúng có thể làm tình trạng xấu đi.

Sau đó, đưa tới bác sĩ để kịp thời xử lý chấn thương. Không được chủ quan cố gắng chịu đựng để vết thương tự lành. Vì nếu bị nặng mà không được điều trị sớm, chấn thương có thể để lại di chứng.