Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến mắt ra sao?

Viêm khớp dạng thấp thường dẫn đến khô mắt. Bệnh có thể ảnh hưởng tới tuyến lệ đạo khiến lượng nước mắt sản xuất ra bị sụt giảm. Ngoài ra viêm tuyến dầu trên các cạnh của mí mắt cũng có thể khiến lớp màng nước mắt che phủ trước giác mạc bị phá vỡ.


Hội chứng Sjogren là một rối loạn tự miễn dịch xảy ra trong khoảng 10 -15% bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Trong hội chứng này các tế bào máu trắng dư thừa tích tụ ở ở các tuyến lệ đạo (cấu trúc sản xuất nước mắt trong mắt) và tuyến nước bọt, làm giảm bài tiết nước mắt và nước bọt, gây khô miệng và khô mắt.

Viêm khớp dạng thấp gây viêm ở mắt


Viêm khớp dạng thấp có thể gây ra một số bệnh mắt khác đặc trưng bởi tình trạng viêm của mắt. Những bệnh này thường xảy ra ở các trường hợp có rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bởi vì hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các mô ở những phần khác nhau của mắt.

Một trong những bệnh này là viêm màng bồ đào. Đây là tình trạng sưng của một số bộ phận nhất định trong mắt, bao gồm mống mắt, màng mạch (một lớp mạch máu lót mắt) và thể mi.

Viêm màng cứng mắt (Scleritis) cũng là một bệnh về mắt có liên quan với một bệnh khác mà ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp. Viêm màng cứng mắt xảy ra khi màng cứng (hay còn gọi là phần màu trắng cửa mắt) bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Biểu hiện của bệnh là phần lòng trắng của mắt rất đau và chuyển màu tím.

Một bệnh khác liên quan tới viêm khớp dạng thấp là viêm thượng củng mạc (episcleritis). Viêm thượng củng mạc là tình trạng viêm của lớp màng bao bọc phần màng cứng của mắt, gây đỏ mắt và khó chịu cho người bệnh.

Viêm khớp dạng thấp có ảnh hưởng đến mắt không?

Viêm khớp dạng thấp gây mất thị lực


Tình trạng viêm kéo dài ở mắt có liên quan đến viêm khớp dạng thấp có thể dẫn tới các biến chứng như mất thị lực, đục thủy tinh thể hoặc bệnh tăng nhãn áp.

Cụ thể viêm mô mắt và các tuyến do ảnh hưởng của bệnh viêm khớp dạng thấp có ảnh hưởng tới cân bằng giữa lượng thủy dịch (chất dịch lưu thông trong mắt) được tiết ra trong mắt với lượng thủy dịch được thải ra ngoài mắt, dẫn đến nhãn áp cao hơn bình thường. Mức nhãn áp cao có thể gây ra bệnh tăng nhãn áp và các triệu chứng liên quan như mờ mắt, đau mắt và một phần hoặc toàn mất thị lực.

Đục thủy tinh thể có thể phát triển từ tình trạng viêm kéo dài ở mắt. Đục thủy tinh thể xảy ra khi phần trong suốt của thủy tinh thể trở nên mờ đục, ngăn cản các tia sáng vào trong mắt và gây suy giảm thị lực.

Hy vọng rằng những kiến thức được bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc cùng người thân.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Chuột rút cơ cứng phải làm gì?

Bình thường chuột rút cơ cứng không kéo dài và không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc thì có thể bị tai nạn, chuột rút khi đang bơi lội có thể làm bệnh nhân bị chết đuối.


Biện pháp xử trí khi bị chuột rút là: 


Xoa bóp bắp thịt bị co rút nhẹ nhàng.

Nên đeo giày vừa chân, gót giày không quá cao.

Có thể dùng thuốc uống theo chỉ định của thày thuốc để bổ sung các chất như Ca, K, Mg, thuốc thư giãn cơ.

Nếu chuột rút ở bắp chân: Khi bị chuột rút, cả khối cơ bị co lại, lồi lên, ấn thấy cứng và rất đau, bàn chân không co duỗi được, các ngón chân quặp lại, ngón cái ngoặt ra ngoài hoặc vênh lên. Khi lâm vào trạng thái này, cần tiến hành một số thao tác xoa bóp sau đây:

+ Dùng hai bàn tay ôm lấy bắp chân và vuốt từ trên xuống dưới tận gót chân nhiều lần với một lực vừa phải.

+ Nhè nhẹ vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn lên phía trần nhà, hướng về đầu gối.

+ Dùng ngón giữa bàn tay phải day bấm huyệt ủy trung trong 1 phút. Vị trí huyệt ủy trung: ở giữa nếp ngang giữa khe chân.

+ Dùng ngón cái bàn tay bên đối diện day bấm huyệt thừa sơn trong 1 phút. Vị trí huyệt thừa sơn: nằm ở khu vực giữa bắp chân, trong chỗ lõm của của khe hai bắp thịt (kiễng bàn chân chỗ lõm sẽ hiện rõ).



+ Dùng ngón tay cái lần lượt day bấm hai huyệt côn lôn (ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá ngoài và bờ ngoài gân gót chân) và thái khê (ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá trong và bờ trong gân gót).

+ Tiếp đó, dùng hai bàn tay bóp nhẹ nhàng bắp chân trong 1 phút. Sau đó từ từ gấp duỗi cẳng chân rồi đứng thẳng dậy làm cho cơ bị co được căng ra và giải tỏa dần tình trạng co cứng.

+ Những người hay bị co rút bắp chân cần chú ý: Nên đi kiểm tra sức khỏe toàn diện để tìm ra nguyên nhân gây chuột rút; Tuyệt đối không nên vận động đột ngột, trước đó phải tiến hành khởi động đầy đủ; Tránh để cơ bắp chân lâm vào tình trạng mệt mỏi quá độ; Cần chú ý giữ ấm cẳng chân khi đi ngủ. Trước khi ngủ nên xoa bóp cơ cẳng chân trong 20 - 30 phút.

Trường hợp chuột rút bắp đùi: Bạn cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống.

Chuột rút cơ xương sườn: Bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành, đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực. Có thể tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt. Đạp xe thong thả chừng 5-10 phút trước khi đi ngủ.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

Bị xương khớp nên dùng mỡ động vật không?

Da động vật, các món ăn nhiều dầu mỡ, thịt đỏ… là những thực phẩm “khắc tinh”, cần được kiêng cử với những người bị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp.


Theo các chuyên gia, ngoài yếu tố quan trọng là chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn, thì dinh dưỡng cũng là một yếu tố góp phần trong việc phòng ngừa, làm chậm và điều trị các bệnh xương khớp.

Vậy người bệnh xương khớp kiêng ăn gì?


Các loại thịt chế biến sẵn, gan động vật, khoai tây chiên, nước ngọt… là những thực phẩm cần hạn chế sử dụng vì chúng chứa nhiều phospho. Nếu dung nạp quá nhiều lượng phospho vào trong cơ thể sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng giữa canxi và phospho. Thông thường, tỉ lệ canxi và phospho được xem là ổn định với tỉ lệ 2:1. Tuy nhiên với lối sống hiện đại, chúng ta thường có xu hướng dung nạp quá nhiều thức ăn giàu phospho gây nên sự mất cân bằng nghiêm trọng, việc dư thừa phospho chính là nguyên nhân “đánh đuổi” canxi ra ngoài cơ thể gây nên sự thiếu hụt khiến cho xương yếu đi, tình trạng loãng xương và bệnh xương khớp có cơ hội phát triển và ngày càng tiến triển xấu hơn, gia tăng mức độ viêm, đau.



Một thực phẩm cũng được xem là “khắc tinh” và là đáp án trả lời cho câu hỏi đau xương khớp kiêng ăn gì đó chính là thịt đỏ. Người có bệnh xương khớp nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa và axit uric là nhân tố thúc đẩy và làm tăng tình trạng viêm, không tốt cho người bệnh xương khớp. Đồng thời, đây cũng là một trong những tác nhân làm xơ vữa động mạch, gia tăng bệnh lý tim mạch, huyết áp, đột quỵ… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Ngoài những thực phẩm kể trên thì mỡ động vật cũng rất cần được hạn chế trong các buổi ăn của người bệnh xương khớp. Các món ăn giàu chất béo như da động vật, mỡ heo, các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ sẽ gây bệnh mỡ máu, làm tình trạng viêm tấy ở mặt trong bao khớp nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế ăn ngọt như chè, bánh kẹo, soda… và cũng không nên ăn quá mặn để hạn chế sự phát triển của bệnh.

Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng được tác động để trở nên chắc khỏe, phát huy vai trò chống sốc cho sụn và giảm áp lực lên khớp. Một khi sụn khớp và xương dưới sụn được phục hồi và lấy lại được cấu trúc ban đầu thì cơn đau sẽ bị đẩy lùi và tình trạng viêm sẽ dần thuyên giảm, giúp người bệnh sinh hoạt bình thường, làm chậm quá trình thoái hóa và tránh nguy cơ tàn phế.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Khối xương đỉnh

Trong quá trình phát triển của cơ thể ngay từ khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng đến khối lượng xương của trẻ. Chế độ dinh dưỡng của trẻ từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành có ảnh hưởng rõ rệt đến khối xương đỉnh và tuổi đạt được khối lượng xương đỉnh ở khoảng 18-30 tuổi.


Khối lượng xương đỉnh là mật độ khoáng của xương đạt được ở thời điểm trưởng thành của cơ thể, và khung xương có cấu trúc hoàn thiện nhất. Khối xương xốp đạt đến mức độ đỉnh sớm hơn (độ tuổi 12-16 tuổi). Khối lượng xương đỉnh của xương đặc đạt ở lứa tuổi 20-24 tuổi.

Các yếu tố tham gia vào chu chuyển xương rất đa dạng trong đó yếu tố di truyền có vai trò quan trọng quyết định khối lượng xương đỉnh.Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng xương đỉnh

Các hormone liên quan đến giới tính có vai trò rất quan trọng trong việc đạt được khối lượng xương đỉnh. Khối lượng xương và kích thước của xương ở nam và nữ giới khác nhau; ở nam giới khối lượng và kích thước xương thường lớn hơn so với nữ. Trước tuổi dậy thì khối lượng xương đã đạt được khoảng 50% tổng khối lượng xương ở người trưởng thành và điều này có tính quyết định khối lượng xương đỉnh và làm chậm quá trình mất xương sau này.

Trong giai đoạn dậy thì khối lượng xương tăng nhanh đạt đến khối xương đỉnh và khối lượng xương đỉnh tại giai đoạn này của cả 2 giới nam và nữ gần tương đương nhau. Khi khối lượng xương đỉnh càng cao thì tốc độ mất xương hàng năm càng chậm do đó giảm nguy cơ gãy loãng xương ở các năm sau. Thiếu hụt hoặc rối loạn yếu tố tăng trưởng hoặc chậm có kinh nguyệt ở phụ nữ cũng có thể dẫn đến giảm khối lượng xương đỉnh và mật độ xương ở tuổi trưởng thành.



Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng mật độ xương đỉnh. Thành phần thức ăn có nhiều canxi có lợi cho việc tăng mật độ xương nhất là khi cung cấp đủ các chất dinh dưồng dẫn đến tăng tổng hợp và tái tạo xương, tììúc đẩy chu chuyển xương. Ở nhóm được bổ sung đầy đủ canxi tốc độ đạt được khối lượng xương đỉnh sớm hơn so với nhóm không dùng canxi bổ sung.

Yếu tố hoạt động thể lực thường xuyên cũng làm tăng quá trình chuyển hóa tăng mật độ xương và sức mạnh của xương. Đã có nghiên cứu chứng minh ở nhóm thanh niên có rèn luyện thể lực đều đặn và nhóm ít hoạt động trong vòng 6 năm cho thấy nhóm có luyện tập thể lực đều có mật độ xương đỉnh đạt sớm hơn so với nhóm ít hoạt động thể lực. Tập luyện thể lực có thể làm tăng 1-2% khối lượng xương trong vòng 1 năm ở tuổi trưởng thành.

Mối tương tác giữa yếu tố môi trường và yếu tố gen cũng làm ảnh hưởng đến khối lượng xương đỉnh của từng cá thể.

Ở người trưởng thành khối xương ở bất kì thời điểm nào cũng là kết quả tổng hợp của 2 yếu tố quan trọng nhất đó là khối lượng xương đỉnh và tốc độ mất xương hàng năm.

Việc sử dụng một số thuốc cũng gây tăng tốc độ mất xương (Glucocorticoid, thuốc chống đông heparin, thuốc chống động kinh…) có ảnh hưởng đến mật độ chất khoáng của xương và tăng tỷ lệ loãng xương. Trong các thuốc có liên quan đến chu chuyển xương, loãng xương tíiì thuốc Glucocorticoid là nguyên nhân hay gặp nhất.

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ khác có liên quan đến loãng xương. Các yếu tố này cũng ảnh hưởng đến khối lượng xương đỉnh và tỉ lệ mất xương hàng năm, cuối cùng dẫn đến giảm mật độ xương. Việc đo mật độ khoáng của xương có thể giúp dự báo nguy cơ gãy xương tốt hơn so với việc tính toán các chỉ số nguy cơ gãy xương khác, hoặc dựa vào tiền sử có gãy xương trước đó.

Hy vọng rằng những kiến thức được bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc cùng người thân.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

Viêm tụy có triệu chứng ra sao?

TỤY LÀ MỘT TUYẾN TIÊU HÓA VỪA CÓ KHẢ NĂNG NGOẠI TIẾT VỪA CÓ KHẢ NĂNG NỘI TIẾT. TỤY TIẾT RA CÁC MEN TIÊU HÓA NHƯ TRYPSIN, CHYMOTRYPSIN, AMYLASE ĐỂ TIÊU HÓA PROTEIN VÀ TINH BỘT. NGOÀI RA, TỤY CÒN TIẾT RA CÁC HORMONE NHƯ INSULIN, GLUCAGON ĐỂ ĐIỀU HÓA MỨC ĐƯỜNG HUYẾT TRONG CƠ THỂ. BỆNH CÁNH VIÊM TỤY CÓ THỂ CẤP HOẶC MẠN, TRONG CÓ TUYẾN TỤY BỊ VIÊM VÀ BỊ PHÁ HỦY MỘT PHẦN.


Viêm tụy là bệnh gì?


Viêm tụy là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng viêm ở tuyến tụy. Tụy tạng là một tuyến phẳng dài nằm ẩn phía sau dạ dày ở vùng bụng trên. Tụy phóng thích các men tiêu hóa vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn và tiết ra hormone insulin và glucagon để điều chỉnh đường huyết (glucose). Có hai loại viêm tụy: cấp tính và mạn tính.

Viêm tụy cấp tính là tình trạng viêm đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn. Độ nghiêm trọng của bệnh thay đổi từ mức gây khó chịu nhẹ cho đến gây nguy hiểm đến tính mạng. Hầu hết những người bị viêm tụy cấp tính đều hồi phục hoàn toàn sau khi được điều trị đúng cách. Trong trường hợp bệnh nặng, viêm tụy cấp tính có thể dẫn đến xuất huyết tụy, tổn thương mô nghiêm trọng, nhiễm trùng và hình thành nang giả tụy. Viêm tụy nặng cũng có thể gây tổn hại cho cơ quan quan trọng khác như tim, phổi, thận;

Viêm tụy mạn tính là viêm tụy lâu dài và thường xảy ra sau một đợt viêm tụy cấp tính. Uống rượu nhiều cũng là một nguyên nhân chính gây bệnh. Thiệt hại đến tuyến tụy từ việc sử dụng nhiều rượu có thể không gây ra triệu chứng trong nhiều năm nhưng sau đó đột nhiên phát triển các triệu chứng viêm tụy nặng.


Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tụy?


* Những triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp tính:

Cơn đau bắt đầu từ bụng phía trên, sau đó lan sau lưng. Cơn đau bụng có thể trầm trọng hơn khi ăn uống, đặc biệt là sau khi ăn thực phẩm giàu chất béo;

Sưng và chướng bụng;

Buồn nôn và ói mửa;

Sốt;

Tăng nhịp tim.

* Những triệu chứng của viêm tụy mạn tính:

Các triệu chứng của viêm tụy mạn tính tương tự như của viêm tụy cấp tính. Bên cạnh đó, các triệu chứng khác là sụt cân do khả năng hấp thu thức ăn kém, điều này xảy ra bởi vì các tuyến không tiết ra đủ lượng enzyme để tiêu hoá thức ăn. Ngoài ra, bệnh này có thể phát triển nếu các tế bào sản xuất insulin của tụy bị hư hỏng.

Hy vọng rằng những kiến thức được bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc cùng người thân.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Loãng xương ở nam giới phải làm sao?

Phòng ngừa là cách điều trị tốt nhất. Cho dù bạn đã bị loãng xương ở nam giới, hãy thực hiện những bước sau để giúp ngăn của bạn không bị yếu hơn. Thậm chí bạn có thể thay thế xương mà bạn đã mất.


Dùng đủ vitamin C và vitamin D. Cả hai đều rất cần thiết để xây dựng được khối xương lớn nhất khi còn trẻ và ngăn mất xương khi bạn già. Bộ xương chứa 99% lượng calci của cơ thể.

Nếu cơ thể không nhận đủ calci, nó sẽ được lấy từ xương. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy bổ sung calci và vitamin D làm giảm nguy cơ gãy cổ xương đùi và cột sống.

Nam giới nên uống 400-800 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày, nhưng không quá 800 (IU). Vitamin tổng hợp thường chứa 400 IU vitamin D. Một số nguồn vitamin tự nhiên tốt gồm sữa (400 IU/0,25 lít), ngũ cốc (50 IU/bữa), lòng đỏ trứng - trừ khi bạn bị cholesterol cao - và cá biển.



Nam giới dưới 65 tuổi cần 1000 mg calci mỗi ngày. Nam giới lớn hơn 65 tuổi cần ít nhất 1500mg calci hàng ngày. Tốt nhất là chia thành nhiều liều trong cả ngày

Ví dụ bác sĩ có thể khuyên bạn uống 1000 mg vào bữa sáng và 500 mg vào bữa tối hoặc lúc đi ngủ.

Các thuốc chống tiết acid dạng nhai được chứa calci carbonat là nguồn bổ sung calci tốt. Không dùng các thuốc chống tiết acid chứa nhôm hoặc magiê.

Bổ sung các thực phẩm giàu canxi



Luyện tập. Xương đáp ứng với hiệu lực của cơ khi làm việc. Luyện tập có thể giúp xương của bạn tích luỹ calci dự trữ và cải thiện sự nhanh nhẹn, mạnh mẽ và thăng bằng - tất cả đều làm giảm nguy cơ ngã và gãy xương.

Luyện tập có thể ngăn mất xương thêm ở nam giới bị loãng xương. Hãy tập các bài tập mang trọng lượng ít nhất 3 lần mỗi tuần. Đi bộ hoặc chạy. Nâng tạ, nhưng cần thận trọng. Khiêu vũ hoặc chơi tennis, nhưng tránh các môn thể thao va chạm và bất cứ hoạt động nào khác có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.

Không hút thuốc. Hút thuốc lá đẩy nhanh tốc độ mất xương.

Tránh uống rượu quá nhiều. Uống hơn 2 cốc rượu mỗi ngày có thể làm giảm hình thành xương và giảm khả năng hấp thụ calci của cơ thể.

Hạn chế caffein. Uống tới 3 cốc cà phê một ngày không gây hại cho xương. Đừng uống quá 3 cốc, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình hoặc các yếu tố nguy cơ loãng xương khác.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Đau đầu gối do yếu tố nào?

Chấn thương đau đầu gối có thể ảnh hưởng đến bất kỳ các dây chằng, gân hoặc túi hoạt dịch bao quanh khớp gối cũng như xương sụn và dây chằng các khớp riêng. Một số chấn thương đầu gối thường bao gồm


Chấn thương dây chằng chéo trước. Chấn thương dây chằng chéo trước là rách dây chằng chéo trước - một trong bốn dây chằng nối xương chẳng chân đến xương đùi. Chấn thương dây chằng chéo trước là đặc biệt phổ biến ở những người chơi bóng rổ hoặc đi trượt tuyết, bởi vì nó liên quan đến thay đổi đột ngột về hướng.

Rách sụn chêm. Sụn này được hình thành và hoạt động như một chất hấp thụ giữa xương cẳng chân và xương đùi. Có thể bị rách nếu đột nhiên xoay đầu gối trong khi mang trọng lượng trên nó.

Một số loại vấn đề ở đầu gối phổ biến hơn ở những người trẻ – Ví dụ bệnh viêm gân bánh chè Osgood-Schlatter. Những người khác, chẳng hạn như bệnh gút, viêm xương khớp và giả gút, có xu hướng ảnh hưởng đến người lớn tuổi.

Các bé gái có nhiều khả năng bị rách dây chằng chéo trước hoặc trật xương bánh chè hơn các bé trai. Mặt khác, trẻ trai có nguy cơ cao bị bệnh viêm gân bánh chè Osgood – Schlatter hơn các bé gái.



Thừa cân hoặc béo phì làm tăng áp lực lên các khớp xương đầu gối, ngay cả trong các hoạt động bình thường như đi bộ hoặc đi lên và xuống cầu thang. Nó cũng khiến tăng nguy cơ viêm xương khớp bằng cách thúc đẩy sự phân hủy của sụn khớp.

Có một chấn thương đầu gối trước đó khiến có nhiều khả năng bị tổn thương đầu gối.

Một số bất thường về cấu trúc, như có một chân ngắn hơn chân khác, đầu gối thẳng và thậm chí cả bàn chân phẳng, có thể làm cho dễ bị đau đầu gối.

Thiếu linh hoạt cơ bắp hoặc sức mạnh. Thiếu sức mạnh và sự linh hoạt là một trong những nguyên nhân hàng đầu của chấn thương đầu gối. Cơ bắp chặt hoặc yếu cung cấp hỗ trợ ít hơn cho đầu gối bởi vì không hấp thụ đủ sức ép lên các khớp.

Một số môn thể thao. Một số môn thể thao đặt áp lực lớn hơn trên đầu gối hơn là làm những môn khác, như trượt tuyết Alpine, bóng rổ… làm tăng nguy cơ chấn thương đầu gối.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.